Thói quen ăn uống như hiện nay dẫn đến tình trạng phổ biến khiến cho rất nhiều người bị đầy bụng khó tiêu. Trong Đông y áp dụng một phương pháp trị chứng đầy bụng khó tiêu khá hiệu quả, đó là phương pháp xoa bóp bấm huyệt.
Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp sử dụng lực từ hai bàn tay tắc động vật lý lên các huyệt đạo của cơ thể. Tác dụng lớn nhất của xoa bóp bấm huyết là tăng cường lư thông khí huyết, nhằm giải phóng những ứ trệ đang tồn đọng trong cơ thể. Đối với chứng đầy bụng khó tiêu, thì đó chính là việc đào thải độc tố, đưa hệ tiêu hóa về trạng thái bình thường.
Xoa bóp bấm huyệt trị chướng bụng chính là phương pháp kích thích các nhu động đường ruột, tăng co bóp của dạ dày, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra đứng nhịp sinh học bình thường và thuận lợi hơn.
Chữa đầy bụng khó tiêu bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt như thế nào?
Trước hết, người ta tập trung vào xoa bóp vị trí kinh Tam Tiêu, bao gồm Thượng Tiêu, Trung Tiêu và Hạ Tiêu.
Bệnh nhân nằm ngửa trên giường, hai chân co nhẹ.
Xoa hạ tiêu:
Hạ tiêu từ môn vị dạ dày xuống tiền âm, hậu âm bao gồm cả bộ phận bụng dưới.
Tiến hành xoa bóp Hạ tiêu théo hình tròn từ trái qua phải 10 – 20 lần rồi xoa theo chiều ngược lại.
Xoa Trung tiêu:
Trung tiêu từ tâm vị bao tử đến môn vị có tạng tỳ và phủ vị.
Xoa bóp Trung tiêu tương tự như Hạ tiêu.
Xoa Thượng Tiêu:
Hai tay chồng lên nhau và úp lên ngực để tạo thêm lực, xoa bóp theo chuyển động theo chiều từ trái qua phải và ngược lại. Mỗi chiều làm thừ 10 – 20 lần.
Vuốt cạnh sườn:hai tay vuốt nhẹ nhàng từ xương sườn cụt đến mỏm xương ức.Mỗi bên 10 lần.
Vuốt bụng:Vuốt nhẹ từ Hạ Tiệu qua Trung Tiêu lên Thượng Tiêu từ 5 – 10 lần.
Bấm huyệt chữa đầy bụng khó tiêu:
Massage chỉ là khởi động cho liệu trình điều trị đầy bụng chướng hơi. Nếu muốn tác động sâu và hiệu quả hơn thì cần phải thêm phương pháp bấm huyệt để mang lại hiệu quả cao hơn.
Sau đây là một số huyệt vị chữa đầy bụng chướng hơi:
- Huyệt Túc Tam Lý:
Vị trí huyệt: nằm ở mặt ngoài gối, dưới bánh xương chè khoảng 3 thốn.
Tác dụng: Điều trung khí, lý tỳ vị, thông kinh lạc, bổ hư nhược.
- Huyệt Công Tôn:
Vị trí huyệt: Nằm mé bờ trong của bàn chân, trên đường ranh giới da gan chân với da mu bàn chân, chỗ lõm nhất của đường ranh giới này.
Tác dụng: Ích tỳ vị, lý khí cơ, hòa Mạch Xung, Điều huyết hải.
- Huyệt Thái Xung:
Vị trí huyệt: nằm giữa khe bàn chân của ngón trỏ và ngón cái. Từ vị trí khe giữa đio lên 1,5 thốn. Tức huyệt này nằm ở vùng lõm hai đầu xương ngón chân 1 và 2.
Tác dụng: Bình can, can thanh hỏa lý huyết, hỗ trợ các bệnh lý liên quan đến gan.
- Huyệt Tam Âm Giao:
Vị trí huyệt: nằm ở sát bờ sau – trong xương chày. Đơn giản là từ đỉnh cao nhất cảu mắt các nhân đo lên 3 thốn
Tác dụng: bổ âm, kiện tỳ, hóa thấp, thông khí trệ, điều huyết, khu phong, sơ can, ích thận.