Ho là trạng thái biểu thị phản ứng của cơ thể. Lúc này, người bệnh sẽ thở mạnh để loại bỏ những thứ khó chịu bên trong cổ họng. Có nhiều nguyên nhân khiến cho người bệnh dễ ho như:
- Ho do virus: nhiễm cảm lạnh, cảm cúm khi thời tiết giao mùa, hoặc môi trường thay đổi nhiệt độ đột ngột. Khi ho, ho sẽ giúp đưa virus xâm nhập ra khỏi hệ hô hấp.
- Môi trường ô nhiễm: khói bụi, ô nhiễm với nhiều loại vi khuẩn khác nhau có thể dễ dàng thâm nhập sâu bên trong hệ hô hấp của người bệnh.
- Sử dụng chất kích thích: thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn, nước hoa.
- Hen suyễn, dị ứng: người bị bệnh hen suyễn rất dễ bị ho, thở rít, là loại bệnh khó chữa dứt điểm. Người bệnh sẽ ho nhiều hơn bình thường, có thể gặp trạng thái khó thở.
- Một số tác nhân khác: tác dụng phụ của thuốc, các bệnh lý về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản…
Ho có thể ở nhiều dạng. Tuy nhiên, có 3 dạng ho phổ biến nhất mà nhiều người mặc phải. Những dạng ho thường gặp đó gồm:
- Ho không có đờm: ho thành tiếng nhưng không có chất nhầy ra bên ngoài, ho liên tục do đường thở bị kích ứng liên tiếp. Ho khan xuất hiện nhiều ở mọi lứa tuổi và thời gian ho ở mỗi người là khác nhau.
- Ho có đờm: ho kèm bật ra dịch đờm của đường hô hấp, có thể là dịch đặc, màu trắng, hoặc vàng, xanh, nâu… Dịch này thường mắc ở cổ họng khiến người bệnh khàn đặc tiếng, khó nói chuyện cũng như ăn uống, giao tiếp. Tình trạng ho có đờm có thể đi kèm các triệu chứng khác như sổ mũi, chảy nước mũi sau, mệt mỏi... Ho có đờm bao gồm 2 mức là cấp tính (dưới 3 tuần) và ho mạn tính (trên 3 tuần liên tục).
- Ho ra máu: ho kèm ra máu là biểu hiện nguy hiểm, báo hiệu người bệnh đã mắc viêm phổi hoặc ung thư phổi, chấn thương ngực, tổn thương động mạch bên trong phổi, giãn phế quản, ung thư phổi, lao...
Khi bị ho, người bệnh cần sử dụng ngay nước ấm kèm gừng và mật ong để làm giảm bớt các cơn ho, đồng thời tăng cường tập thể dục, thể thao và các hoạt động ngoài trời; tăng sức đề kháng cho cơ thể; cần điều tiết cơ thể tốt trước thời điểm giao mùa; sử dụng khẩu trang, kính chắn bụi bẩn khi ở nơi công cộng, hạn chế đến những nơi đông người; sử dụng thiết bị lọc không khí trong nhà; bổ sung thêm các đồ ăn lành mạnh, uống nhiều nước và Vitamin C để thanh lọc cơ thể.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể vận động, thực hiện 1 số kĩ thuật massage bấm huyệt để làm giảm ho nhanh chóng. Cách massage bấm huyệt như sau:
- Xoa xát vùng cổ họng theo chiều dọc để vùng cổ này nóng lên trong 2-3 phút.
- Nắn nhẹ ở vùng ngực dưới cổ để ổn định hô hấp.
- Bấm huyệt Xích trạch ở điểm lõm khi gấp nếp gấp khuỷu tay để chữa đau họng. Dùng ngón cái bấm huyệt này và day khoảng 30 giây.
- Bấm huyệt Đản trung chữa ho khan. Huyệt nằm ở giữa 2 bên núm vú, gần tím. Day nhẹ huyệt trong 30 giây.
Trên đây là cách massage bấm huyệt trị ho mà bạn có thể tham khảo. Lưu ý không thực hiện massage bấm huyệt với tình trạng ho ra máu để tránh gặp biến chứng nguy hiểm. Khi bị triệu chứng ho này, người bệnh cần đi khám chuyên khoa để được điều trị đúng cách.