Bàn chân là bộ phận phải chịu rất nhiều áp lực nên rất dễ bị đau nhức và tổn thương, nhất là gót chân. Cơn đau thường xảy ra bên dưới gót chân hoặc ngay phía sau nơi gân gót chân. Cơn đau có thể lan sang cả các vị trí lân cận.
Đau gót chân có thể tăng dần theo thời gian, từ nhẹ đến nghiêm trọng; đau hơn khi mang giày bằng, thấp; đặc biệt khi thay đổi động tác của chân, khi vừa mới ngủ dậy. Đặc trưng của đau gót chân sẽ là sưng gót, đau dữ dội hoặc đau nhói, tê và ngứa vùng gót, khó cử động bàn chân hoặc không thể đi đứng như bình thường.
Nguyên nhân đau gót chân thường là những nguyên nhân như sau:
- Do mắc viêm cân gan bàn chân: bệnh xảy ra khi người bệnh tác động quá nhiều áp lực lên bàn chân, làm tổn thương dây chằng Plantar, gây tổn thương trực tiếp đến phần xương cân bám vào gót chân. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau và tê nhói vùng gót.
- Do viêm gân Achilles: viêm xảy ra khi gân gót chân bị tổn thương, thường bắt đầu bằng cơn đau nhẹ rồi sau đó trở nặng.
- Thoái hóa gót chân: xương gót chân dần bị thoái hóa, các gai xương mọc ra và chèn ép vào các mô xung quanh gây đau mu bàn chân và gót chân.
- Do gan bàn chân bị tổn thương: dẫm phải sỏi, đá, đường gồ ghề làm mô mỡ đệm ở gan chân bị tổn thương, từ đó gây đau gót chân.
- Do bệnh gout: bệnh gout là bệnh khiến các khớp xương và gót chân bị đau.
- Do bệnh Lupus ban đỏ: người bệnh sẽ đau liên tục ở phần gót chân.
- Do suy tĩnh mạch chi dưới: xương gót chân bị viêm, máu không đến được gót chân gây đau đớn.
- Bong gân và căng cơ do hoạt động thể chất gây nên.
- Gãy xương: xương vùng bàn chân gần với gót chân bị gãy gây đau đớn.
- Viêm bao hoạt dịch: ao hoạt dịch là túi chứa dịch lỏng ở các vị trí quanh khớp bị viêm gây đau đớn.
- Viêm cột sống dính khớp: cột sống bị viêm nghiêm trọng.
- Viêm khớp phản ứng: do nhiễm trùng ở một cơ quan khác trong cơ thể.
- Hội chứng ống cổ chân: đau dọc bên trong mắt cá chân và lan xuống lòng bàn chân.
Khi bị đau nhức, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, không nên để đau gót chân diễn biến quá lâu có thể ảnh thưởng đến sức khỏe. Thêm vào đó, người bệnh có thể thực hiện massage vùng gót chân để giảm đau.
Massage là phương pháp chăm sóc sức khỏe được nhiều người tin tưởng và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Đây là phương pháp an toàn và đem đến hiệu quả điều trị cao cho người bệnh.
Cách thực hiện massage như sau:
- Để ngửa lòng bàn chân lên, có thể gác lên gối 1 bên chân. Nên sử dụng tinh dầu massage hoặc rượu gừng để xoa bóp càng thêm hiệu quả.
- Dùng 3 ngón tay chụm lại chà theo hình tròn liên tục lên vùng lòng bàn chân và gót chân.
- Sử dụng 2 ngón cái day tròn trên vùng gót với 1 lực vừa đủ.
- Xoa đều toàn bộ gót chân và bàn chân.
Ngoài massage, các bạn có thể thực hiện ngâm chân trong nước ấm có pha muối hạt và gừng tươi giã nhỏ hàng ngày, tốt nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng rất có tác dụng giảm đau.